Người đời thường nhìn người khác bằng một vài hình ảnh mà dễ dàng phán xét người ta hiền dữ, thật , giả. Có vẻ quá tự tin để đánh giá người khác chỉ bằng kinh nghiệm sống của mình. Nhưng điều đó có đủ không.
Cách đây nhiều năm, khi ra chòi chài tép với cậu, tôi và em họ cùng cậu chài được rất nhiều tép. Chúng tôi rất thích thú, lúc đó còn nhỏ liền nghĩ chài được nhiều tép thế này thật là thích, thế là mỗi đợt thả lưới lại mong ngóng gôm được 1 mớ tép to. Khi đó em họ liền vơ lấy các con to cho vào rọ của nó, còn tôi thì nhặt những con bé vung vãi ra ngoài, lúc đó tôi chỉ nghĩ cậu bỏ lưới không phải lần nào cũng được cho nên không thể lãng phí bất kì con nào, em mình đã nhặt con to rồi thì mình nhặt con bé như vậy mới không bỏ sót. Con bé mang về làm mắm, con to thì luộc ăn tất cả đều tốt. Nhưng cậu tôi liền nói: " đứa trẻ này không khôn lanh bằng đứa trẻ nhỏ, sao lại không lấy con to, mà cứ nhặt mấy con bé chẳng có chút giá trị kia, ngu hết sức". Lớn lên khi cùng ngồi ăn thấy mẹ tiện tay lấy đũa của tôi vét đồ ăn trong nồi ra bằng đầu đũa mà tôi đã ăn, tôi liền nói mẹ không được làm thế phải đổi đầu đũa như vậy mới không mất vệ sinh. Tôi nghĩ lấy đầu đũa mình đã ăn vét đồ ăn chung cho mọi người như vậy là không tôn trọng người khác, phải biết quan tâm đến vệ sinh chung như vậy mới là biết quan tâm người khác. Nhưng mẹ tôi lại nghĩ rằng tôi sợ đũa của mình bị dơ nên nói mẹ. Một ý nghĩ tốt đẹp nhưng nó lại bị hiểu lầm thành ý nghĩ xấu xa. Nhiều hành động của tôi đều bị mẹ quy chụp thành xấu, do mẹ luôn nghĩ tâm tôi nông cạn. Ban đầu tôi rất ấm ức hay suy nghĩ nhiều nhưng dần dà hiểu được, tất cả những thị phi hay bị người khác hiểu nhầm nguyên do đều là nhân quả kiếp trước, kiếp trước họ đều là những người bị ta làm tổn thương nên kiếp này họ luôn nghi ngờ, hiểu nhầm, đổ oan cho ta những việc mà ta không làm để tâm ta lúc nào cũng phải nghĩ suy, phải ấm ức, uất nghẹn. Biết thế nên tôi cố gắng tu tâm dưỡng tính nhiều hơn, bớt sân si vào những khen chê của người đời. Dù đã bước vào kinh doanh, cực nhọc có vất vả có, người ngăn cản cũng có. Mọi người nhìn vào sự ngây ngô của tôi đương nhiên luôn cho rằng tôi không có tố chất để kinh doanh, bởi theo người ta nghĩ kinh doanh là phải tranh đua với người khác, luôn thích chiếm phần hơn, có tham vọng và nhất là không chừa thủ đoạn. Nhưng hiểu như vậy có phần cay nghiệt đối với kinh doanh bởi nếu kinh doanh chỉ là sự đấu đá lẫn nhau như hàng chợ hàng cá, bạn chỉ biết phần lợi ích của bạn, ăn trên mồ hồ nước mắt công sức của người khác thì liệu lợi ích mà bạn có sẽ ở lại với bạn chăng. Dù người giàu có đến đâu thì đối với luật nhân quả không có khái niệm ưu tiên, không phải vì bạn giàu, bạn xinh đẹp , tài năng hơn người có quyền lấn lướt người khác mà luật nhân quả phải ưu tiên bạn. Cho nên bạn tranh đua thiệt hơn với người khác, lúc nào cũng nghĩ cách lấy cái lợi cho mình trước mà không quan tâm đến lợi ích của người khác thì rồi cũng sẽ đến lúc phải trả. Phải hiểu rõ ganh đua khác với cầu tiến. Ganh đua theo nghĩ tiêu cực nhiều hơn, còn cầu tiến là luôn làm mọi việc tiến bộ hơn , có hiệu quả hơn và nhất là không làm mất quyền lợi của người khác, mà tạo ra cục diện cả hai cùng thắng.
Có câu: " Sống ở đời có vay có trả
Luật nhân quả không chừa một ai"
Lan Phong
2 nhận xét:
Không biết tranh đua kinh doanh sẽ không có lợi cho mình đâu bạn...nhưng đôi lúc...đâu biết được hj ! làm quen đi cho vui
@May TrangCảm ơn bạn đã nhận xét, rất vui được làm quen với bạn
Đăng nhận xét