Bất đồng quan điểm với bố mẹ

Bất đồng quan điểm giữa 2 thế hệ
Mẹ: “Hiện giờ con có quen ai không?”
Con: “Con không có ai quen mẹ ạ”
Mẹ: “Sao thấy đi chơi suốt mà không có quen ai à”
Con: “Con đi quan hệ xã hội, bè bạn, hội họp thôi chứ không phải đi trai gái”
Mẹ: “Mình dở quá thì đừng có đòi cao sang, thấy ai được thì quen đi”
Con: “Không phải con đòi cao mà do còn chưa tìm được người phù hợp”
Mẹ: “Biết thế nào mới là phù hợp với tiêu chuẩn của mình, người ta chỉ tương đối thôi, thấy ai thương mình thì chịu đi”
Con: “Cái phù hợp mà con nói không phải là theo tiêu chuẩn con đặt ra mà là cảm tình. Con không có cảm tình với người ta sao mà chịu được”
Mẹ: “Cảm tình gì, thấy người nào hơn tuổi, có công việc ổn định là được rồi, lấy nhau về vun đắp cảm tình sau”
Mẹ: “Chứ mình đã không nên thân còn đòi người ta phải thế này thế kia sao được”
Con: “Mẹ nói con không nên thân, là do mẹ nói con không nghĩ như vậy”
Mẹ: “Suốt ngày lông bông chỗ nọ chỗ kia, không làm công việc ổn định thì là không nên thân chứ gì nữa. Mình dở thì mình chịu có gì đâu mà đòi hỏi”
Con: “Con không bao giờ nghĩ con không nên thân chỉ vì con không làm được như những gì mẹ mong đợi mà thôi. Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên.”
Mẹ: “Có duyên đâu mà ép, chả có thằng nào nó theo đuổi”
Con: “Mẹ là mẹ mà sao hạ thấp con gái mình như vậy”
Mẹ: “Có giá đâu mà chẳng hạ thấp”
Con: “Mẹ sao lại nói như vậy, con gái có giá trị của con gái, mẹ không nên áp đặt con theo tiêu chuẩn của mẹ”
Con: “Bây giờ cái người yêu con nhưng chênh lệch tuổi quá làm sao đây”
Mẹ: “Chênh lệch bao nhiêu tuổi?, 7 -8 TUỔI là được rồi?”
Con: “Nhưng người ta nhỏ hơn con mấy tuổi”
Mẹ: “Vậy thì không được thà lấy chồng hơn 7 -8  tuổi chứ nhỏ hơn không được, người nhỏ tuổi hơn, sau này mày già, nó chê mày xấu xí, nó lại đi mèo mả gà đồng với mấy con chân dài thì mày có mà ở đấy ngáp”
Con: “Bản chất con người ta đã thích trăng hoa thì không đợi tuổi đâu mẹ, mấy ông già đó vẫn cứ mèo mỡ gà đồng đó thôi”
Mẹ: “Mấy ông đó chỉ là trường hợp ít thôi con ạ, mày chỉ cần lấy thằng nào hơn 7 – 8 tuổi là được rồi”
Con: “Hơn 7 – 8 tuổi mà không có cảm tình con không tiến đến. Mọi thứ cứ tùy duyên thôi mẹ à, đời người không ai nói trước được điều gì đâu”
Mẹ: “…* Con dở hơi, ở đó mà không nói trước được điều gì đi con, chờ tới già người ta chồng con hết rồi mà ngồi đó mà đợi nhé * …”

Thế đấy câu chuyện tranh luận giữa hai mẹ con không có hồi kết, chỉ vừa bước qua tuổi 25 ngày hôm nay thôi mà mẹ tôi đã lo lắng chuyện chồng con của tôi.
Tôi luôn tự hỏi mình theo đuổi những thứ vật chất trong đời để mãn nguyện lúc về già ư. Hình ảnh bà cụ với đống vàng chất đầy, nhưng xung quanh không có gia đình cô đơn và lẻ loi. Đáng buồn thay. Chúng ta đi tìm gì giữa cuộc đời này?
Một phụ nữ chỉ cần 1 gia đình yêu thương là đủ đúng không?
Một ngày ta thấy mình sống trong tổ ấm của mình có ba mẹ anh chị em, dù vật chất không khá giả nhưng tình cảm luôn tràn đầy, ta hạnh phúc và cảm ơn cuộc đời. Ta nghĩ như thế này là được rồi, hãy nhìn ngôi nhà đằng kia, nhà họ giàu thật đấy nhưng chỉ có 2 vợ chồng, họ lại không ở cùng nhau vì người này người kia bận công việc họ bận kiếm thật nhiều tiền, bận các cuộc hội họp thâu đêm suốt sáng. Ngay cả thời gian để ăn bữa cơm cùng nhau cũng không có. Người giàu cô đơn và người nghèo hạnh phúc , ai mới là người đáng thương đây?
Người giàu đi ngang ta ném cho ta cái nhìn khinh bỉ, trong lòng họ thầm nghĩ: “con bé này nghèo mà bày đặt làm như hạnh phúc lắm, nó ở trong cái kén của nó tưởng là cả thế giới này như thế rồi đấy. Lớn khôn đi con rồi sẽ thấy những thứ giàu có mày không bao giờ được thấy đâu? Chỉ có tầng lớp quý tộc như mình mới thấy được thế giới này giàu sang và đẹp đẽ ra sao, thật tội nghiệp cho bọn người nghèo”
Những người nghèo hơn ta, làm lao động chân tay vất vả cả ngày chỉ đủ ăn. Nhìn thấy người giàu có đi tay ga, xe con trong lòng thầm nghĩ: “Số họ sướng thật chả phải lao động vất vả vẫn có dư dả, tiền của có đầy, lại còn cho con đi du học, tiền thì xài không hết, tại sao mình lại sinh ra trong gia cảnh bần hàn như vậy?”
Ta nghĩ chỉ những người ham muốn cao sang, đam mê vật chất mới cảm thấy cuộc sống của mình không hạnh phúc, tự trong họ bất an, họ muốn giàu sang phú quý, nên họ không trân trọng những gì đang có nữa. Họ ghét những thứ chật chội, ghé môi trường nghèo khổ của mình. Họ lao vào làm giàu bằng mọi giá. Có lần họ gặp tôi hỏi : “em có từng mơ ước nhà lầu xe hơi không?”
Tôi trả lời : “em chưa bao giờ nghĩ tới, chỉ cảm thấy sống gia đình bình thường có 1 cuộc sống bình ổn như vậy là được rồi mơ chi nhà giàu xe hơi nữa”
Họ nói: “Đó là do em chưa từng thấy nhà giàu xe hơi, hoặc có thấy nhưng nghĩ bản thân không với tới nên không dám mơ mà thôi, rồi em sẽ mơ ước”
Lúc đó tôi liền nghĩ họ đang reo ước mơ của họ vào tôi mà thôi, đó là điều họ mong muốn không phải cuộc sống của tôi, tôi không cần làm người giàu có, nhà lầu xe hơi để mà cô độc tôi không muốn.”
Nhưng tôi đã lầm
Tôi nhìn lại gia đình mình, nó không trọn vẹn yêu thương như mình vẫn nghĩ. Mẹ tôi mải miết bươn chải với đời, có được tiền bà lại muốn có thêm nữa. Bà phải đi thật xa gia đình để kiếm tiền, không có thời gian dạy bảo chúng tôi. Những lúc bà về đều dạy chúng tôi phải học hành đến nơi đến chốn mục đích sau này cũng là kiếm tiền, để được như người ta.
Phải cuộc đời này cái chúng ta cần “để được như người ta”, chúng ta bỏ mặc gia đình, bỏ mặc tất cả để chạy theo đồng tiền. Chúng ta đem tuổi trẻ, sức khỏe và thời gian ở cạnh gia đình để đổi lấy tiền… rồi về già ngồi trong xó nhà mà hãnh diện, vậy là mình đã hoàn thành cuộc đua, mình đã có chứng chỉ, đã có tiền, con cái đã học hành đến nơi đến chốn, mãn nguyện rồi. Nhưng họ có vui không. Trong lòng cha mẹ lại bất an lại tiếp tục lo dùm cho con cái, lại hướng con mình vào con đường y như vậy, kiếm tiền và kiếm tiền…. Nhưng cha mẹ có vui không?

Tình cảm gia đình đi đâu mất rồi
Hằng ngày 8 tiếng đồng hồ chúng tôi đều dành cho cơ quan, công ăn chuyện làm. Sau giờ làm buổi tối chúng tôi lại đi học thêm, không học thêm thì lại hẹn bà cà phê tám chuyện. Mỗi ngày chúng tôi đều có lịch ở ngoài đường để không phải về nhà nhìn thấy cha mẹ ca thán.
Bữa cơm gia đình hằng ngày đều vắng 1 hay 2 đứa con vì chúng còn bận mải mê với cuộc vui bên ngoài. Còn cái đứa ở nhà thì cha mẹ lại ca thán : “sao mày không yêu đương, sao mày không làm việc ổn định, sao mày không học thêm”

Đứa đó trả lời : “con thấy cha mẹ ăn cơm 1 mình nên ở nhà ăn cùng cho vui”
Cha mẹ trả lời “thôi khỏi, không có mày cha mẹ vẫn ăn cơm bình thường không vấn đề gì. Mày chỉ cần như người ta quen bạn quen bè, làm chỗ ngon ngon, có chồng con cho cha mẹ nhờ là được rồi”
Ôi cuộc đời, ta muốn thế này người lại muốn thế khác. Cha mẹ không đồng cảm được cho con cái. Những lúc con đi hoài không về thì lại bảo “sao làm gì mà lắm thế suốt ngày đi không ở nhà được à”
“Không công chuyện gì đi làm chi, toàn làm mấy việc không công rồi nghề”
Những đứa con xa dần. Chúng con dần thích đi bạn bè, ăn uống ngoài quán xá hay ngoài đường hơn là về nhà nghe cha mẹ ca thán.
Những lúc nghe giảng cảm thấy có lỗi với cha mẹ, lại trở về làm đứa con ngoan. Cố gắng chia sẻ về việc mình làm cho cha mẹ hiểu, bắt đầu lôi ra các ví dụ về các bạn này, bạn kia, anh này, chị nọ gia đình họ vậy vậy mà họ có bị cha mẹ dục giã đâu. Họ vẫn yêu đời vẫn phơi phới, sống phóng khoáng không hơn thua thiệt hơn với đời vậy mà họ vui mẹ à, có cần phải được ông này bà nọ, làm chỗ này ngon hay chỗ kia ngon đâu, trong tâm họ thanh thản vui vẻ là được con chỉ mong mẹ như thế đừng áp đặt cho con cái phải có thành tích như người ta mới gọi là thành công. Nhưng mẹ lại gạt ra mẹ nói :”mày không theo cái chuẩn này thì mày theo cái gì, đừng có mà dở hơi, trên mây”
Và thế là dù chúng ta cố gắng như thế nào cha mẹ vẫn giữ quan điểm không bao giờ thay đổi vẫn bắt ta phải thế nọ lọ mọ thế kia mới gọi là thành đạt. Chỉ vì áp đặt cha mẹ đánh mất tình cảm tự nhiên, đánh mất sự phát triển tự nhiên của con cái. Khiến chúng phải lớn lên trong tình trạng không có định hướng, không thể quyết đoán việc của mình. Chúng lại đi tìm câu hỏi cho cuộc đời “Mình sinh ra trên đời này để làm gì, mình sống cho ai, phải làm sao mới có giá trị”
Lan Phong viết



0 nhận xét:

Đăng nhận xét