Học cách tha thứ cho sai lầm

Mỗi người đều có một nỗi đau riêng từ những thất bại trong cuộc sống. Cũng có lúc bất chợt có người hỏi tôi:"Thất bại nào trong cuộc sống làm bạn đã từng nghĩ không thể vượt qua". Gọi là thất bại cũng không đúng lắm, nhưng cũng chính xác là những vấp ngã, sai lầm ....Đây là lần đầu tiên tôi dám đối diện với nó.

Ngay lúc đó tôi không nghĩ ra được câu trả lời. Phải mất vài phút sau tôi mới nhớ lại hình ảnh thất bại đã từng khiến mình đau đớn. Hôm nay tôi sẽ liệt kê tất cả để nhớ về cột mốc đó. Viết nó ra để mình chữa lành vết thương trong tâm mình và quyết đứng dậy từ những thất bại ấy.
Đó là những thất bại khiến tôi đau đớn trong tâm hồn lẫn thể xác.

1. Bị bạn đồng nghiệp chơi xỏ

Lúc ấy là lúc học cao đẳng được nghỉ hè, tôi làm thêm công việc phỏng vấn viên. 1 đồng nghiệp quê Thanh Hóa biết tôi người sg có cmnd ở đây, cô bạn đã mượn tôi đăng kí làm sim trả sau cho cô ấy. Con bé nhỏ hơn 1 tuổi nhưng ra đời sớm nên nó rất lanh lẹ, nó thuyết phục tôi cho mượn cmnd cùng nó đến cửa hàng đăng kí nên yên tâm không bị mất, làm xong tại cửa hàng trả ngay. Còn nói sim trả sau nên nó làm nó trả mình không liên quan gì. Ai dè con bé đó bỏ trốn ra Hà Nội sau đó số tiến nợ sim trả sau thông báo về cho tôi. Nhà mạng liên tục đòi nợ. Tôi hoảng hốt khi không hiểu chuyện gì, sau đấy mất một thời gian gọi điện cho bé đó mới biết nó lừa mấy người trong cty sau đấy ra Hà Nội không có cả tiền trả điện thoại, tôi phải nai lưng tích từ tiền làm thêm của sinh viên ra trả tiền nợ điện thoại cho nó. Gọi điện cho nó mấy lần chỉ nhận được câu trả lời trời ơi đất hỡi. Rõ là mình vừa ra đời nên quá thơ ngây, biết đâu mà đòi..thế là xong

2. Bị khách hàng từ chối

Lần đó thứ 7 tôi đến khu vực được giao phó để phỏng vấn một người hút thuốc. Ông này là dân vip hay đi đánh cầu lông ở địa chỉ này. Tôi mất ngày thứ 7 đợi mà không gặp được đúng đối tượng. sau đó chủ nhật tôi lại đến từ sớm 6 h sáng đến 12h trưa lúc ổng nghỉ giải lao mới dám bước vào. Tôi trình bày rõ ràng xin được giúp đỡ hỏi 1 vài câu hỏi cho bài phỏng vấn. Cũng nói rõ tôi là sinh viên chỉ kiếm ít tiền thôi, nhưng người đàn ông đó ban đầu nhận lời phỏng vấn nhưng ông cứ chòng ghẹo, sau đấy tôi đưa ra xấp câu hỏi xin ông 5 phút ông lạc giọng đi và thay đổi nói rằng 3 phút anh cũng không cho em thà anh ngồi xem tivi, hút thuốc còn hơn anh trả lời mấy câu hỏi của em. Mà thật ra mấy câu hỏi của tôi chỉ là điều tra về thuốc lá mà thôi chẳng có ảnh hưởng gì đến đời tư của ổng cả, Vậy là lần đó tôi đã ê mặt dắt xe ra khỏi chỗ đó mà tấm tức. Người làm ở đó còn quét sân hắt về phía tôi như để trêu ngươi. Lần đầu tiên tôi cảm thấy giữa con người với nhau mà nó thà lãng phí thời gian để chơi bơi chứ không giúp cho con bé sinh viên như tôi 5 phút. Tôi nhìn rõ con người họ, lúc đó từng người ở đó máu lạnh đến tôi cả sống sống tôi lạnh toát. Tôi nhìn những gương mặt đó thành ra ác quỹ, tôi sợ hãi tôi ghê tởm họ, tôi chạy khỏi chỗ đó. Và núp vào một căn nhà bên đường đã đóng kín cửa. Tôi ngồi trên xe máy trước cửa họ, khóc nức nở, khóc tức tưởi, để mặc người đi đường đang dòm ngó...nhưng ánh mắt vô hồn của họ cứ lởn vởn trong tâm trí tôi....

3. Bị gia đình chà đạp

Tôi biết rất rõ cha mẹ nào cũng thương con. Tất cả những gì cha mẹ đã dạy tôi đều ghi nhớ. Mặc dù học đã dạy tôi bằng phương pháp xúc phạm, làm tổn thương tôi. Nó nói sốc tôi, chà đạp tôi. Và như một người bạn từng nói trên đời này có 2 cách để con người nhớ nhất: một là ca ngợi khích lệ họ, hai là xúc phạm họ.
Và cha mẹ tôi đã chọn cách xúc phạm tôi. Đây là điều khiến tôi đau đớn nhất, nhưng sẽ nhớ suốt đời. Nhớ để mà vươn lên trong cuộc sống. Nhớ để mà biết rằng giữa cuộc đời này chẳng ai có trách nhiệm phải tốt với mình cả, ngay cả cha mẹ cũng thế. Vì vậy đừng cho là bản thân là tâm điểm của vũ trụ phải luôn tự lực cánh sinh mà sống.

Tôi tham dự một ngày hội thảo đáng ra là cả buổi tối nhưng vì sợ cha mẹ lo lắng tôi đã về nhà sớm bỏ luôn buổi tối đó. Nhưng không ngờ bữa cơm gia đình là lúc mọi người quây quần thì mẹ lại nhắm vào đấy để mắng tôi chỉ vì không mang đủ chén bát, không sắp xếp đúng chỗ, không lấy cái này cái kia trước khi ngồi vào bàn. Rồi thì đủ các thứ , những cái nhỏ nhặt học đương nhiên là tốt nhưng tại sao lại phải dạy bằng cách mắng mỏ như vặt thịt như vậy: chửi rủa mày là thứ đần độn, cái ma quỷ nó nhập vào mày, nói chuyện điện thoại mày nói nhỏ lại ậm ờ, không dứt khoát, con người không dứt khoát là con người ngu đần, cái thứ mày làm gì cũng chậm chạp , đần độn giống cái bà nội nhà mày, chậm chạp, đần độn. Tôi tấm tức lắm nhưng nói thì mẹ lại bảo cãi nhả lời. Tôi là một người làm công ăn lương, cũng bôn ba học đủ các nghề từ phục vụ, phỏng vấn viên cho tới kế toán, nhân viên kinh doanh tôi không từ công việc nào, chưa có ai chửi tôi đần độn hay kém thông minh cả, tôi không bao giờ nghi ngờ vào đầu óc của mình, Nhưng tại sao mẹ tôi lại mắng tôi chỉ vì tôi không giỏi bếp núc. Rõ ràng là chuyện nhỏ nhưng mẹ đã khiến cả không khí gia đình căng thẳng, và từ tuổi thơ tôi cho đến giờ luôn đầy nước mắt vì những lời mắng nhiếc thậm tệ của bà...

4.  Bị em họ khinh nhờn

Em họ ra đời sớm hơn tôi, nhưng nó cũng thành công sớm, có được nhà cửa, chồng con ở tuổi 24. Trong 1 lần tới chơi, con bé cố ý nói với mẹ tôi rằng 2 chị nhà mình chậm chạm giống Bà ....Nó gọi đích tên bà ngoại nó và bà nội tôi. Tôi sốc không tưởng được, trong giọng nói đó không chỉ coi thường chị mà còn khinh thường bà nội. Mẹ tôi càng có thêm người đồng tình cho quan điểm của bà. Thương những người lấy lòng mẹ tôi biết mẹ hay chê bai tôi họ thương cổ súy theo đó là cách tiểu nhân. Tôi rất ghét những con người như vậy. Trước mặt tôi khi ra vẻ thơ ngây, nhờ tôi giúp đỡ sau lưng thì nói xấu tôi với mẹ. Tôi còn nhớ lúc tôi học thi đại học, tôi đã nhường cả phòng cho nó, lúc đó nó chỉ mới ở quê vào. Tôi thương người ở quê chất phác hiền lành nên rất cố gắng để giúp đỡ. 2 chị em bằng tuổi nhau nhưng tôi luôn xem mình vai trò là chị họ nên nhường em mới ở quê vào. Tôi đã đi xe ôm về. Đó là lần đầu tiên từ khi đi học đến giờ tôi chỉ biết đạp xe đến trường và về nhà vậy mà lần đó là lần tôi thấy mình như một người lớn, đi thi và tự về, nhường cha cho em họ, để cha chăm sóc cho em, còn mình thì tự làm mọi việc. Cha tôi còn mua sữa tẩm bổ cho em, tôi đều nhường tất. Tôi còn dìu em lúc bị ốm đau, tôi tắm rửa cho em, tôi đã vượt qua mặc cảm , sự ngại ngùng để tắm cho người khác chỉ vì tình thương dành cho em gái. Nhưng đâu phải cứ nghèo, ở quê, cứ hiền lành thì buộc người ta phải có trách nhiệm giúp đỡ mình. Tôi sống ở thành phố nhưng tôi không đáng bị khinh nhờn, tôi không ăn chặn tiền của ai, tôi cũng không giàu có, tôi không đáng để bị đối xử thiếu công bằng chỉ vì mình có điều kiện hơn họ. Tôi cũng là con người mà, tôi có cảm xúc chứ, vậy sao tôi có thể gạt bỏ sĩ diện để giúp đỡ em đó với tất cả tấm lòng nhưng bây giờ những gì mà tôi nhận được lại là sự bỉ bai của em. Lại là sự chê bai của mẹ mình. Tại sao? Lẽ nào sinh ra có điều kiện hơn người khác cũng là cái tội à?
Cơ bản đời là vậy

Xong tất cả những suy nghĩ tiêu cực cuối cùng cũng phải nhận ra bản thân phải quên đi tất cả , phải cảm thông cho người khác. Có thể cho người ta một cơ hội, chính là cho bản thân mình cơ hội để tin yêu cuộc sống này hơn


Ngộ đạo

Ngộ đạo

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT
Làm ở bar Thi gặp không biết bao hạng người, người khách nào đến cũng hỏi cô 1 câu: Tại sao em chọn nghề này, người trẻ đẹp như em, đáng lẽ nên làm ở văn phòng mới đúng. Thi Thi bịa ra 1 câu chuyện cảm động kể cho họ nghe, vì cuộc sống đưa đẩy mà cô làm nghề này. Cho tới 1 ngày cô gặp 1 vị khách rất đặc biệt, người đó không hỏi cô câu nào chỉ uống rượu, uống 1 lát thì say. Cô ấy là 1 cô gái xinh đẹp. Nói rằng bạn trai cô ấy hay đưa khách hàng tới đây uống rượu . Cô ấy muốn biết đây rốt cuộc là nơi như thế nào. Họ chuẩn bị kết hôn thì lại chia tay . Cũng vì vậy khi đi làm cô ấy đắc tội với sếp và bị đuổi việc. Khi mất đi tất cả cô ấy bắt đầu lo sợ. Không biết mình nên đi đâu. Không biết mình muốn làm gì . Cô ấy đã hỏi Thi, cô nói xem tôi nên làm gì. Thi chỉ biết an ủi cô ấy rồi nói đùa rằng chi bằng hãy đến bar làm. Dù sao cũng kiếm được nhiều tiền. Cô ấy không nói gì ôm Thi khóc rất lâu . Sau đó cô ấy đã tìm được 1 công việc mới rồi 1 người yêu mới. Nhưng Thi không cảm thấy mừng cho họ, ngược lại Thi thấy đáng thương cho cô gái kia. Vì cô ấy không biết thứ mình rốt cuộc muốn làm là gì. Có 1 công việc nhàm chán, thậm chí tình yêu cũng vậy. Vì cô ấy có 1 công việc mọi người cho là bình thường nên không có vấn đề gì rồi. Mọi người đừng nên bị mê hoặc bởi sự tốt xấu của công việc. Chúng ta phải nhận ra dù làm công việc gì nhưng không yêu nghề thì sự đáng thương là như nhau. Không phân biệt là công việc sang hèn. Sự đáng thương lớn nhất là mơ hồ, không biết mình muốn làm gì . Mọi người có biết vì sao mình làm công việc hiện tại hay không? Mọi người chịu sống 1 cuộc sống mà người khác cho là tốt nhưng không phải bản thân mình muốn ư? Thi nói mình không muốn sống như vậy nữa. Không phải đây là nghề thấp hèn mà vì cô không muốn sống vô nghĩa như vậy cả đời. Nhưng cô chưa biết mình nên làm gì …….Một thời gian sau Thi Thi trở thành má mì, cô tuyển chọn những người đẹp và vũ trường làm việc như cô trước đây và lại bắt đầu một vòng xoay mới.
“Má mì từng nói với Thi Thi: “công việc sẽ có những lúc không như ý, việc của các cô là tự thay đổi mình để thích nghi với xã hội này, tìm được vị trí của mình mới khẳng định được giá trị của mình” . Tiểu Vũ bạn đồng nghiệp với cô thì nói:phụ nữ nên tìm cho mình 1 người đàn ông để dựa vào vì từ xưa đến nay đàn ông chinh phục thế giới, phụ nữ chinh phục đàn ông là để chinh phục thế giới thôi. Cho đến khi  gặp 1 nhiếp ảnh gia mà Thi Thi cảm thấy yêu nghiêm túc anh ấy nói : trước đây anh cũng ngưỡng mộ người khác. Nhưng nhận thức rõ về 1 việc chỉ cần muốn làm là làm được thôi. Nhìn thấy cô gái làm phục vụ bàn anh ấy nói trông cô ấy thật đáng thương , bởi cô ấy chưa hiểu bản thân mình muốn gì. Kiếm tiền để sống nhưng sống không phải chỉ vì kiếm tiền. Anh của ngày trước bỏ học cấp 2, sống lang bạt cùng mấy anh em, rồi khi đại ca ngồi tù anh mới nhận ra mình không thể sống buông thả vô vị như thế mãi được. Một lần tình cờ anh tiếp xúc với nhiếp ảnh rồi đam mê đến tận bây giờ, anh cảm thấy làm việc gì mình thích thì làm rất dễ dàng. Thi cảm thấy ngưỡng mộ anh vì anh có thể làm công việc mình thích còn cô thích đi du lịch, đi dạo nhưng chẳng thể làm được. Vị khách quen, làm ở công ty nhà nước thì nói: trong xã hội này tiền là quan trọng em phải có tiền thì mới nói tới tình yêu lý tưởng. Anh không muốn làm công việc này. Mỗi ngày phải đi theo hầu hạ sếp, phải nhìn sắc mặt sếp để mà sống chẳng được tự do chút nào. Nhưng anh đã tốt nghiệp, bố mẹ bỏ bao nhiêu là công sức để tìm cho anh công việc này, bạn bè anh ai cũng ngưỡng mộ công việc của anh. Bây giờ anh đi theo lãnh đạo, anh nghĩ khi nào anh trở thành lãnh đạo , muốn vậy phải có thật nhiều tiền. Làm lãnh đạo rồi cái gì cũng có, lúc đó những thằng nhân viên quèn sẽ phải hầu hạ cung phụng anh. Rồi tới khi đó chúng chẳng hiểu gì cả, y như anh bây giờ vậy“
CÂU CHUYỆN THỨ HAI
Loan , 1 cô giáo miền Bắc được chỉ định ra miền Nam dạy. Những năm tháng đó, cô quen Hùng anh trai của bạn gái cùng phòng. Con nhà khá giả, bố mẹ Hùng sắp xếp cho anh vượt biên để đổi đời. Hùng đã có vợ , nhưng khi gặp Loan Hùng đã yêu cô, và nấn ná định không đi nữa. Bố mẹ anh tức giận ép anh đi bằng được. Chuyến đi cuối cùng Hùng đã biệt tăm không để lại cho Loan lời nhắn nhủ nào. Hè Loan về thăm nhà ở miền Bắc , cha mẹ muốn cô lấy chồng để yên bề gia thất. Loan được Tuấn theo đuổi,2 gia đình quen biết từ lâu, Tuấn học ở nước ngoài mới trở về Việt Nam, anh sắp chuyển ra miền Nam để làm kinh tế mới. Trước khi kết thúc kì nghỉ hè về lại miền Nam dạy học, chị Loan tiễn cô ra đi, chị Loan nói: không ai hạnh phúc được trọn vẹn nên chị phải chấp nhận sống với người chồng bạc nhược vì con cái. Loan nói nếu rơi vào hoàn cảnh giống chị cô sẽ không thể chấp nhận 1 người chồng nếu người đó không làm Loan kính trọng. Chừng 3 tháng sau Tuấn vào Nam đến tìm Loan, mối tình đó đến với Loan thật nhanh chóng không chút trở ngại. Sau đó Loan kể cho Tuấn nghe mọi chuyện về mối tình của cô với Hùng. Loan cảm thấy thanh thản như trút đi gánh nặng. Một thời gian sau Loan đám cưới với Hùng. Loan xin thôi việc về thành phố sống với chồng. Cô ở nhà không phải làm gì khác ngoài chơi với chó Bông Nhật Bản, Tuấn trở thành giám đốc ở một công ty lớn. Tuấn không bao giờ nói với vợ những việc ở cơ quan mình, mỗi lần Loan hỏi anh đều trả lời : “em là cô giáo biết gì về chuyện kinh tế.” Từ đó cô ko quan tâm đến chuyện của anh nữa. Hai vợ chồng trở thành 2 thế giới cách biệt”. Tuấn hay đi sớm về muộn tất bật với công việc bên cạnh cô thư kí xinh đẹp, anh không có thời gian đưa vợ đi xem phim, nghe hát. . Thời gian sau Loan xin dạy học lại. Hùng trở về , giờ là một nhân viên cty đối tác của Tuấn. Vợ Hùng đã chết khi đi vượt biển. Hùng viết thư hỏi thăm Loan . Loan không trách cứ Hùng. Sau khi công ty hai bên ký hợp đồng, đưa người đi nhập cảnh nước ngoài. Tuấn mời Hùng tới nhà dùng bữa cơm thân mật. Tuấn cho biết sẽ đưa vợ đi nhập cảnh trong chuyến đi này. Cô thư kí tới gặp Loan nói giám đốc Tuấn hứa cho cô đi chuyến đi lần này nhưng kí xong hợp đồng Tuấn không đưa đi trong khi thư kí đã phải gửi gắm thân mình cho đối tác để có hợp đồng. Hôm sau thấy Tuấn và cô thư kí lên xe rồi đi. Loan ở lại. Loan buồn bã. Loan trở về quê hương thăm mẹ và ở lại dạy học đó luôn. Đoạn cô dạy học có bài ca dao.
“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi”
Có 2 luồng ý kiến cho rằng : 2 câu ca dao nói lên tâm trạng thất vọng của người con gái về người yêu của mình. Luồng ý kiến khác cho rằng người yêu không ruồng bỏ cô gái ấy mà chính cô gái ấy từ bỏ người mà mình đã yêu. Loan nhận xét: qua phân tích của các em đều đúng, cái hay của ca dao Việt Nam người ta có thể hiểu nó theo cách riêng của mỗi người. Cô gái trèo lên cây khế ngẩn ngơ đến nửa ngày mà chưa biết mình đi đâu về đâu…
CÂU CHUYỆN THỨ 3: TRÙM CỎ
Chủ nhật 2 chị em sinh đôi cùng nhau đi bơi cùng bạn. Sau khi bơi chúng tôi ăn hàng rồi vào rạp xem phim. Trời giông to gió lớn, quật chiếc dream tơi tả. Hai chị em tôi ướt sũng khi vào đến rạp. Cô em được tặng 2 vé xem phim, rủ tôi mua thêm 1 vé nữa cho đủ cả 3 cùng vào xem. Em gái ngồi cùng bạn, còn tôi ngồi 1 mình bên cạnh 1 cặp đôi còn khá trẻ. Màn đêm trọng rạp đen đặc. Tôi không thấy bất cứ thứ gì khác, ngoài cái màn hình rộng lớn trước mặt. Cảm giác đôi trai gái cạnh bên quấn quýt, vui vẻ. Tôi nở 1 nụ cười tươi, cảm nhận bản thân mình ngay lúc này đây thật thoải mái tự do. Một cảm giác độc lập mãn nguyện. Câu chuyện trên màn hình bắt đầu. Mộc Lâm con nhà nghèo ở vùng tây nguyên hẻo lánh, anh có 1 trang trại trồng cỏ lớn nhất vùng. Ông nội Mộc Lâm là Trùm cỏ nổi tiếng, ông đã tìm ra rất nhiều loại cỏ có ích cho dân trong vùng. Mộc Lâm không thích nghề của gia đình. Anh quyết tâm theo đuổi đam mê làm ca sĩ. Để làm điều đó, Mộc Lâm bán đất, bán vườn chỉ chừa lại căn nhà cho mẹ anh ở. Mẹ Mộc Lâm nhất quyết không đi đâu ở lại giữ nhà, giữ cửa. Bé Ngô Đồng hung hãn, dữ dặn, tuy là con gái được nhận nuôi nhưng tính tình như con trai, ấy vậy mà biết giúp mẹ Mộc Lâm quán xuyến chuyện nhà cửa và quen sống với thảo nguyên xanh với cảnh vật nên thơ hùng vĩ. Mộc Lâm từ giã mẹ và Ngô Đồng lên Sài Gòn mà anh không biết cái bẫy đã trực giăng sẵn. Người mua đất của Mộc Lâm là 1 người đàn bà giàu có với 2 trợ lí đắc lực, lúc nào cũng đi theo hầu hạ, ăn mặc dị hợm, luôn gây hài hước, cùng với con chim lông vũ trắng đẹp tuyệt. Người đàn bà âm mưu sau khi mua đất sẽ biến nơi này thành 1 nơi xinh đẹp, và nghĩ cách cướp số tiền của Mộc Lâm để anh ta mất tất cả. Bà ta thể hiện là 1 con người hám tiền, không từ thủ đoạn nào. Tôi tự hỏi người đàn bà này giàu có như vậy tiền nhiều không kể xiết hà cớ gì bà ta phải bỏ công bỏ sức cướp lại số tiền đó để làm cho Mộc Lâm mất hết tất cả để làm gì. Bà ta muốn bòn rút cạn kiệt thật ư. Đằng sau đó là gì, liệu Mộc Lâm có thực hiện được mơ ước làm ca sĩ hay không. Viễn cảnh mà tôi nhìn thấy có thể là anh ấy sẽ được ai đó giúp đỡ, sau đó thì trở thành ca sĩ nổi tiếng và rồi vụt sáng như một ngôi sao. Nhưng câu chuyện là đúng như vậy có người giúp anh. Mộc Lâm dùng 1 nửa số tiền bán đất để ở khách sạn, học nhạc, rồi anh bị cướp không còn tiền chi tiêu. Anh lang bạt khắp nơi lại gặp cái gã trông như ăn mày ở hồ con rùa. Gã dẫn anh về hang ổ của gã. Với những anh chàng cái bang râu ria bặm trợn. Một gã lùn còn nói chậm, làm chậm, thích đu dây, hít cái thứ mà hắn gọi là cỏ, để hắn bay bổng lên chín tầng mây. Hắn rủ Mộc Lâm hít các thứ ấy để tận hưởng cảm giác bay lên tan biến. Và Lâm đã thấy mình lơ lửng rồi đáp xuống ở 1 sân khấu hoành tráng, vây quanh là các cô gái sexy, hát múa phụ họa, uốn éo cuồng nhiệt.  Lâm hát hết mình, nhảy hết mình . Cảm giác lâng lâng chưa từng có. Sau khi tỉnh dậy Lâm thấy mình vẫn đang ngồi trên sô pha, hà hơi thuốc đã tắt. Anh lại lên kế hoạch tập dợt, quay MV tung lên youtube. Một bầu sô xem xong clip thấy clip có hàng ngàn lượt like và share. Vị này phấn khởi lập tức đến mời Lâm về đào tạo làm ca sĩ. Cho học nhạc, nhảy vũ đạo. Và cuối cùng hát theo bài hát đã được dựng sẵn mặc dù Lâm nói có khả năng sáng tác. Nhưng để chiều ông chủ chẳng còn cách nào nghe theo vị bầu sô từ bỏ ca khúc mình sáng tác để hát 1 bài khác. Khi ra album họp báo. Cánh phóng viên hỏi tới tấp, chất vấn anh đây là bài đạo nhạc của ca sĩ Vy Oanh. Bầu sô kéo Mộc Lâm về rồi từ đấy không có lăng xê gì nữa, nói mọi thứ chấm hết, đường ai nấy đi. Lúc này Mộc Lâm mới té ngửa mình chỉ là con rối bị người ta điều khiển. Mất tất cả Mộc Lâm trở về ngôi nhà hoang của mấy anh em lang bạt thì bắt gặp cảnh họ bị công an giải về phường. Đằng xa thấp thoáng xe của người đàn bà đó. Bà ta cùng các trợ lí vô cùng đắc ý. Khi Mộc Lâm trở về anh đã ngất đi nhiều ngày. Lúc đó anh thấy cảnh con bé Ngô Đồng lấy nhà của anh, đuổi anh ra khỏi nhà, rồi nó còn đốt nhà anh. Anh chỉ biết gào khóc, uất ức. Vừa khóc vừa hối hận nói mình đã tin lầm người, chửi con bé ăn cháo đá bát. Nói anh có lỗi với ông nội, cứ thế mà gào khóc quỳ trước căn nhà cháy. Khi tỉnh dậy hóa ra chỉ là giấc mơ anh chạy ra nhìn thấy người đàn bà kia, đang cười cợt, anh quỳ xuống van xin bà chuộc lại miếng đất dù có phải làm trâu làm bò cho bà suốt đời cũng cam chịu. Bà ta thôi cười rồi cầm cái roi quật mấy nhát lên người Mộc Lâm. Bà nói roi này tôi thay ông nội anh đánh cho người cháu bất hiếu như anh tỉnh lại, roi này tôi thay má anh đánh, còn roi này là tôi đánh thay cho ba anh vì đã đẻ ra thằng con bất hiếu, dám bán đất bán nhà để chạy theo ảo vọng. (Bà ta nói tiếp: “anh có biết tại sao tôi mua miếng đất này không , là vì tôi muốn thay ba anh dạy cho người con như anh 1 bài học, tôi đã biến mảnh đất nảy thành 1 nơi xinh đẹp, để ba anh dưới chín suối mỉm cười nhắm mắt. Mẹ con anh có còn nhớ cách đây 9 năm khi 2 mẹ con lên thăm ba anh ở Sài Gòn không, lúc đó 2 người đã nhìn thấy ba anh ở trên giường cùng với người đàn ông khác…Anh có biết người đàn ông đó là ai không, đó chính là tôi, là tôi…Tôi chính là người yêu của ba anh…Tôi đã hứa sẽ yêu thương và giúp đỡ mẹ con anh thay ba anh khi ông ấy mất, còn Ngô Đồng là con nuôi của tôi, tôi đã gửi nó xuống nhà anh lúc nó 6 tuổi để nó thay tôi giám sát quan tâm anh và chăm sóc cho mẹ anh. Chúng tôi chưa từng lấy cái gì của nhà anh cả. Ngược lại anh hãy xem lại bản thân mình , anh đã cho mẹ anh, ba anh và ông nội anh được cái gì chưa hay chỉ là những mộng tưởng xa rời thực tế để rồi nhà cửa tan hoang..) Mộc Lâm nấc nghẹn không ngờ mọi thứ lại thành ra như vậy….Anh vô cùng ân hận những việc làm sai trái của mình. Kết thúc câu chuyện Mộc Lâm trở về với nhà cửa , ruộng vườn và trở lại cánh đồng cỏ nhà mình để phát triển nó như ước nguyện của ông nội, từ nay thôi ảo tưởng viễn vông. Cả hội trường sầm sì, ngạc nhiên, những giọt nước mắt lăn trên má. Đâu đó lời nói chê bai :câu chuyện nhảm nhí, sàm … Tôi cảm thấy câu chuyện hơi vô lí, trên đời này có thực có 1 người yêu đồng giới có thể yêu cả vợ con của người tình như người đàn bà này sao, hay chỉ là ao ước viễn hoặc của người viết kịch bản. Còn cái người con trai kia, anh ta đẹp trai, ngoài ước mơ làm ca sĩ anh còn tài năng gì mà có thể khiến cho mẹ anh phải mặc anh muốn làm gì thì làm, rồi thì biết bao nhiêu người xúm vô dạy cho anh bài học. Để rồi người con trai ấy nên người. Họ bỏ thời gian công sức để dạy dỗ anh. Còn anh đã học được 1 bài học lớn mới trưởng thành. Người con trai đó không tự dưng nên người cũng không tự dưng có cốt cách anh hùng, khí phách mà tất cả đều do những người phụ nữ bên cạnh dạy cho anh ta. Có lẽ anh ta thật may mắn hơn nhiều người vì anh ta không phải nhận quả báo, không phải đến hết đời mới nhận ra sai lầm của mình mà anh đã sớm sa ngã để mà nhận ra bài học sớm hơn. Các bạn trẻ như tôi có lẽ sẽ thất vọng bởi vì bộ phim đã bót chết ước mơ được bay cao, bay xa của chúng tôi, bộ phim không cổ vũ cho những ước mơ xa rời thực tế. Kết thúc ở bộ phim người ta không thể tiếp tục mơ mà phải quay về với nơi cha mẹ đặt mình phải ở , với ước nguyện của người lớn, và chúng ta thay người khác sống để thực hiện ước nguyện đó, vậy còn giấc mơ của chúng ta … Ảo mộng đó phải đánh đổi quá lớn chúng ta không đủ lực để làm, không đủ ý chí để phấn đấu và buộc quay về với cái nôi của mình. Chúng ta không có quyền sống với đam mê của mình chỉ vì người khác nói đó không phải là cuộc sống thích hợp cho chúng ta. Nhưng đâu đó câu chuyện này đã khai thác rất chân thực cảm xúc của người xem , khiến người ta phải cười cùng nhân vật với các cảnh hài hước, phải khóc cùng nhân vật khi họ cô đơn, tuyệt vọng. Đó là cảm xúc thật của con người. Bộ phim dạy cho chúng ta biết trân trọng tất đất đất vàng , và những giá trị truyền thống của ông cha . Đó chính là đạo lí làm người. Tàn nhẫn mới chính là thực tế.
…….…………………………
 Tôi đang ngồi trong lớp học . Mỗi tuần chỉ có 1 buổi học môn này. Thầy giáo nói rất hay, thầy thường liên hệ thực tế. Khiến cho chúng tôi say sưa nghe, nghe đến đâu gật gù đến đó. Cảm thấy mỗi lời thầy nói ra đều là chân lý. Chúng tôi không mảy may nghi ngờ , chất vấn hay đặt câu hỏi. Thầy dừng lại rồi nói : “Này các em hãy tập cho mình thói quen tò mò về tất cả mọi thứ, chỉ có tò mò các em mới có lòng dũng cảm khai thác mọi thứ và tìm thấy cái nào phù hợp với mình”. Thầy kể về những tấm gương giàu có, thành đạt, những người có tư duy mới. Họ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để đạt được mục tiêu. Trong cuộc đời bất biến này không có gì là tuyệt đối. Cái chân lí rốt cuộc mà thầy muốn truyền đạt với chúng tôi đó là : “trên đời này không có cái gì là giá trị thực cả, vì mọi thứ đều biến đổi không ngừng. Đó là quy luật rồi nhưng vì sao người ta đau khổ. Bởi vì họ không chịu chấp nhận sự thật hiển nhiên này họ cứ cố gắng đi tìm cái mà họ gọi là giá trị thực.” Thế tôi hỏi cái em trên đời này tình yêu có thật không? Sẽ có em nói có thật. Có em nói không. Câu trả lời của thầy chả có gì là thật cả. Bởi vì sao.. Suốt ngày người ta cứ tung hô, mơ tưởng một tình yêu đẹp một mái nhà tranh 2 quả tim vàng. Mấy người đó cho là tình yêu không tính toán mới là tình yêu chân thật. Nghe thì có vẻ hợp lí nhưng các em thử nghĩ nếu cái em yêu một người và lấy người mình yêu về nhà, 2 vợ chồng hạnh phúc không. Ở trường khoa học xã hội nhân văn bạn tôi có làm đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Thống kê thành 2 loại người. Dạng thứ nhất yêu là cưới, dạng thứ 2 yêu có tính toán. Kết quả thông kê có đến 35 % các cặp yêu là cưới li hôn sau 10 năm đầu chung sống, và chỉ có 10 – 11 % các cặp yêu có tính toán li hôn. Chính vì chúng ta không tính đến việc khổ sai , rồi cơm áo gạo tiền thì chúng ta lấy nhau chúng ta nhức đầu, không vượt qua được khó khăn để giữ tình yêu thì li hôn cũng là hợp lý thôi. Tình yêu phải toan tính và càng toan tính thì càng bền lâu, bởi vì chúng ta phải cân đo cuộc sống, xem xét người sống cùng chúng ta vì chúng ta còn phải duy trì cái gia đình này. Chúng ta có những xung đột với nhau về quan niệm sống. Chúng ta không tính thì làm sao bền. Thậm chí 1 túp lều tranh 2 quả tim vàng thì túp lều tranh cũng phải mặt tiền Đồng Khởi, 2 quả tim vàng nặng 2 tỉ, sống với nhau quá tốt. Cuộc sống của chúng ta là sự qua lại. Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trên cuộc đời này đều có lí của nó. Nếu không có lí thì nó không thể tồn tại. Cuộc sống phải có toan tính, Mọi thứ đều có 2 chiều….Muốn đạt được cái gì thì phải đầu tư. Tình yêu, hôn nhân, cuộc sống tất cả đều phải hy sinh cái này để có được cái khác. Nhưng một khi đã chọn hy sinh tức là ta chọn sẽ mất cái đó. Vậy nên nếu là người đầu tư chuyên nghiệp chúng ta phải quan tâm xác suất rủi ro, tức là mức độ chịu đựng của chúng ta. Nếu không muốn bị sốc và sụp đổ không đứng dậy được. Có thể nói cho đến ngày hôm nay tôi mới học được rằng hóa ra tài chính hay những thứ lí luận ta cho là khô khan đó nó có liên hệ đến cuộc sống rất rõ rệt và thực tế như vậy nhưng vì ta luôn đánh giá sai nó cho nên không hiểu được cái thật của nó đến như vậy.
Tôi cảm thấy như mình bị mất đi, và tan biến. Trước 1 kiến thức và kinh nghiệm đồ sộ đó tôi chả là cái gì cả, 1 hạt bụi nhỏ lu mờ, tôi ước gì mình có được kiến thức đó, kinh nghiệm đó sớm hơn để không phải mất đến 5 năm trời ngẩn ngơ như vậy. Nhưng cái mà chúng ta mới thấy chỉ là lớp màn sương mờ ảo còn sau đó kinh nghiệm hay kiến thức là do chúng ta tích lũy. Tôi đã thất vọng về chính mình. Thế giới của tôi quá chật chội so với bầu trời hiểu biết của người thầy. Có 1 điều gì đó nuối tiếc. Tiếc cho những tháng ngày mơ hồ, lầm lũi. Khi chúng ta còn trẻ chúng ta dường như quay cuồng với ước mơ. Mặc dù có thể nhìn thấy nó ở trước mặt nhưng không thể với tới. Chúng ta cũng không thể chấp nhận được sự thật rằng mình kém cỏi đến thế, xa cách đến thế. Tôi thấy mình ở trong cánh cửa sắt cố gắng cựa quậy, muốn ra khỏi đó nhưng không tài nào ra được. Tôi bước lặng lẽ phía sau thầy khi ông đang nghe điện thoại, muốn cất tiếng nhưng lại dừng lại vì có lí do để biện minh cho sự bận rộn để không biết mở lời như thế nào. Viễn cảnh tươi đẹp đó cứ ẩn hiện trước mắt tôi…Hình ảnh đám đông chộn rộn, những câu nói quyết đoán, những cái bắt tay chuyên nghiệp…thấp thoáng.
-------------------------------------------
Tất cả các nhân vật trong câu chuyện đều có 1 điểm chung. Hoặc không dám quyết liệt cho số phận hoặc lựa chọn theo con đường của mình mà thất bại. Đến cuối cùng họ đều tự hỏi chính mình vậy điều mình muốn làm trong cuộc đời này là gì. Tạm thời chưa có câu trả lời, họ làm đại một công việc nào đó, lấy đại một người chồng, học đại một ngành học, chọn đại một cuộc sống mà người khác cho là tốt. Đó là khi người ta không dám đương đầu với cuộc sống mà chấp nhận để cuộc sống tự quyết định mình. Nhưng cuộc đời có cho chúng ta đóng lại vai diễn này lần thứ hai….Nếu không nhanh chân, không quyết liệt thì số phận sẽ chọn bạn.
Hằng ngày hằng giờ biết bao nhiêu sự kiện xảy ra. Người đang ở đó, tựa như chỉ mới vừa hôm qua ta còn thấy mặt nhưng hôm nay lại nghe tin họ sắp rời xa….

Khi người trẻ dễ bị tổn thương

Đây là bài viết khi tôi tuổi trẻ, khó tránh khỏi...

Tôi 23t sống trong 1 gia đình cũng bình thường như bao bạn bè. Tuy nhiên kể từ khi nhận thấy cảm xúc của mình ngày càng thất thường. Càng lớn suy nghĩ của mình cũng nhiều hơn. Nhiều vấn đề phải lo lắng hơn. Tôi bắt đầu gặp những gặp thất bại lớn kể từ cuối năm 2011 về vấn đề học hành thi cử. Đầu năm 2012 tôi bắt đầu làm việc tại 1 công ty gần nhà, và rồi những bất ổn nảy sinh khi mẹ tôi sau bao năm làm xa không ở cùng chúng tôi nay được trở về nghỉ hưu. Bấy lâu xa mẹ những tưởng nhớ nhung sẽ được bù đắp, mẹ con sẽ được gắc kết lại nào ngờ những mối bất hòa nảy sinh. Cả ba chị em tôi đều bảo thủ. Và không ai chịu nghe lời ai cũng không nghe lời răn dạy của mẹ. Nhưng ngẫm nghĩ lại không phải  sự bướng bỉ đó có từ trước vì trước giờ chị em tôi rất ngoan. Và khi không thể nghe lọt tai những điều răn dạy của mẹ, tôi rất đau lòng và cảm thấy hối tiếc vì không thể có cách cư xử hợp lí hơn. Những cái biết mà không thể làm khác khiến tôi giật mình khi nghe những điều tồi tệ người khác nói về mình. Vì mẹ là người lớn nên dễ hiểu những điều mẹ nói về chúng tôi ai cũng tin. Tôi bị mẹ ca thán đủ điều. Chưa hết tôi mẹ còn cằn nhằn hết người này đến người khác. Tính khí của mẹ rất khó chịu. Tôi biết trong thâm tâm mẹ luôn lo lắng cho chúng tôi. Bà mất ăn mất ngủ vì lo việc này việc kia. Nhưng khi lo không được mẹ đâm ra ghét chúng tôi nên mới nói những lời cay độc, đay nghiến. Cha trước giờ đã không thích tôi nên được dịp ông cũng không tiếc lời mà thêm dầu vào lửa để trêu chọc cợt nhã. Tính khí nghiêm túc nên tôi thường không nhận ra những trò đùa của cha. Và thường làm trò cười cho ông. Nhưng sống lâu với cha tôi cũng biết tính ông thích đùa giỡn bất kể nói ra lời nói nào cũng hài hước nhưng thật ra là có ý thâm thúy vô cùng.

Phận làm con nhiều khi tôi cũng đặt mình vào tâm trạng của cha mẹ mà suy nghĩ cho họ. Mẹ có công cán rất lớn. Cha cũng lại có sức bền bỉ với gia đình. Mẹ trở nên như vậy vì bà là người cầu toàn hơn nữa vì tâm lí đang đi làm nay nghỉ hưu nên tâm lí chưa thích ứng khiến bà cau có cũng phải thôi. Hiểu và thông cảm cho ba mẹ cũng là bổn phận của con cái nhưng kể từ khi những lo lắng của mẹ 1 nhiều. Chúng tôi lại chưa kịp đáp ứng với mong muốn của mẹ. Mẹ lại thúc dục. Rồi lại lo lắng, có khi lại đem lo lắng chia sẻ với người này người kia. Và quy kết mọi sự cho việc ngu dốt của chúng tôi. Từ trước đã có thói quen hay cằn nhằn bây giờ sự cằn nhằn lại lơn hơn. Mẹ so sánh tôi với cả bé 3 tuổi nào đó và bé 12 tuồi con hàng xóm. Trong khi tôi lại gấp 3 gấp đôi tuổi của các em. Tôi cũng biết mẹ nghĩ so sánh và dạy con theo cách làm chúng xấu hổ để chúng biết vươn lên. Xét trong trường hợp nào đó thì điều này có vẻ đúng. Nhưng bạn biết đấy nếu bạn không thích bị so sánh thì cho dù bạn có vươn lên thật thì nguyên nhân của việc vươn lên đó chính là những sang chấn về mặt tinh thần. Như vết dao cứa vào tâm hồn mãi mãi không thể xóa nhòa. 

Tác hại của so sánh và  độc đoán

Bởi sự độc đoán luôn muốn con vâng lời mình nên ngày hôm nay chúng tôi không còn là những đứa trẻ ngoan ngoãn bạn bè thấy cũng phải ngưỡng mộ như xưa, ngược lại trở nên quyết liệt hơn. Có đôi khi tôi còn ủng hộ cho những quan hệ cởi mở, mới mẻ. Mặc cho số đông không theo. Chính sự khác biệt này tôi giống như người đi ngược chiều gió. Thay vì  ngoan ngoãn phục tùng, tôi lại thích cá tính sáng tạo. Nhưng đối với bậc cha mẹ bảo họ chấp nhận những cái mới là điều không thể. Còn cha mẹ đối với những đứa con sang tạo hay mơ ước thì cho nó là viễn vông. Trước kia chưa đủ hiểu biết để nhận ra vấn đề của mình. Tôi bị những lời chê bai của mẹ mà khiến tâm lí chập chùng. Tôi đã luôn trách cứ bản thân vô dụng. Tôi mất rất nhiều thời gian để tự động viên khích lệ mình. Bởi vì mỗi lần cha mẹ dè bỉu , cha mẹ đều loan cho những người xung quanh biết để con cái xấu hổ. Cho nên tôi luôn lo sợ ánh mắt dò xét của người khác, cũng từ đó sống khép kín, thầm lặng, ít tiếp xúc với xã hội. Bản thân suốt ngày quanh quẩn với những lời nói vô hình đó. Không làm sao tập trung. Tôi nghỉ ngay cả người đẻ ra mình còn không tiếc lời làm mình tổn thương huống hồ chi là cả xã hội này. Nhiều lúc nghĩ quẩn tìm đến sự giải thoát. Cảm thấy cuộc sống này không còn ai thân thích, bản thân nên sớm ra đi để chừa đất cho người khác sống. Cha mẹ đã không nhận ra rằng chính sự mong muốn quá độ của họ đã trở thành những đòi hỏi quá cao mà trong khi tôi chưa được trang bị để thích ứng với nó cho nên mới vì vậy mà gặp thất bại. Tôi hụt hẫng, sống trong những ngày mệt mỏi. Tinh thần không tỉnh táo. Có lúc còn nghĩ bản thân mình nên bị điên. Chỉ có điên để quên. Quên hết mọi thứ. Không nhớ mình là ai, quên đi sự tồn tại tạm bợ của mình để không còn đau khổ và dằng xé giữa yêu và hận nữa. Cha mẹ buộc tôi phải như thế này như thế kia. Tôi cũng buộc chính mình phải như này như kia. Tất cả nhưng mong muốn bên trong lẫn bên ngoài đó cứ thúc đẩy tôi, dần dần tôi bị sang chấn tinh thần. Mặt mày hốc hác. Không buồn sinh hoạt hằng ngày. Tinh thần cứ tha thẩn. Nhiều lúc mất trí không nhớ mình phải làm gì, hay mình vừa làm gì. Có lúc còn không nhớ mình tên gì. Công việc học hành vì thế mà trì trệ.

Không ai quan tâm tôi bị làm sao, mọi người xung quanh vẫn bận rộn với việc kiếm tiền. Lại có người hàng xóm bảo tôi bị bệnh nên khuyên tôi đi bác sỹ khám. Tôi khám tổng quát cũng không ra bệnh gì. Mẹ tôi chỉ quan tâm tôi qua cách nhìn của người khác. Cứ nghe ai bảo sao bà nghĩ vậy. Nghe người ta bảo bị bệnh bà cũng nghĩ tôi bị bệnh. Khám không ra bệnh thì bà đi xem thầy số. Nghe thầy bà nói tôi bị duyên âm bà lại tin. Tôi biết mình bị sao. Nhưng không hiểu sao lời nói của người khác lại khiến mình rời vào cái bẫy của sự chán nản đến như vậy. Đến việc không còn niềm tin ở bản thân đến thế. Biết rõ mình nhưng lại không tin mình lại tin mình qua phán xét của người khác. Các bạn ai ai trong chúng ta mà chẳng có lúc thế này thế kia. Nhưng khi bạn hoang mang bạn lại càng dễ lầm tưởng ở người khác mà mất đi chính mình. Bạn càng hoang mang càng có cơ hội cho nhưng kẻ lợi dụng những điều mê tín, tâm linh để lí giải cho hoang mang của bạn.

Tôi đã như vậy. Mất 1 thời gian tin sái cổ rằng mình bị người âm theo. Để rồi sống trong nửa tỉnh nửa mê. Làm sai mà lại đổ thừa cho người nào đó sai bảo. Sau đó tôi hết chịu nổi việc cuộc sống của mình cứ tiếp tục bị những cái vớ vẩn áp đặt. Tôi đi tìm ước mơ của mình.


...Tìm lại chính mình