LỰC ĐẨY















5/6/2011
Nước trong mặt hồ xanh ngắt, màu của biển thật dễ chịu. Dòng nước quấn quanh tôi như một tấm chăn lạnh mùa hè. Tôi cố gắng tập đi tập lại một động tác. Làm sao để hai chân dang ra rồi gập vào như động tác mà một chú ếch làm khi ở dưới nước. Tôi lại ngụp đầu xuống cố gắng điểu khiển dòng nước quanh mình. Nơi mà giới hạn sâu nhất tôi cho phép mình ra chỉ đến cổ. Dòng nước quanh đây không hung dữ nhưng bướng bỉnh, giống như một chú ngựa cứng đầu. Dòng nước lì lượm đó bẻ tôi theo nó. Cảm thấy mình càng cố càng đuối. Dùng hết tất cả sức mà thân người vẫn không nhích được tẹo nào, mắt tôi mở ra khi ở dưới nước, tôi thấy nhân dáng của mình đứng yên. Hình dáng đó lơ lửng giữa dòng nước, không thấy cái gì đó di chuyển. Có phải mình đã dùng động tác không đúng nên vẫn chưa di chuyển được. Thêm vài ba lần cố gắng nữa, mỗi lần cảm thấy gần đuối lại ngẩng đầu lên. GiỚi hạn của bản thân cho mình biết là không thể bơi đến đoạn đó, sắp đuối rồi, ngẩng đầu lên, nước bám trên mắt, tôi không thể mở nổi mắt ra, nước hồ làm mắt tôi cay xè. Rất khó chịu, mỗi lần bơi được một đoạn lại có một quãng nghỉ. Những lúc ấy, đầu óc tôi không nghĩ ngợi gì, chỉ có chính mình và dòng nước đang thi đấu lẫn nhau. Hướng ánh nhìn ra xung quanh hồ, có vài bạn nữ đang bơi, bạn nào cũng ngang tầm tuổi mình, hỏi ra mới biết có đứa bằng tuổi, có bạn thì lớn hơn vài tuổi, cũng có em mới lên mười hai bằng em trai mình. Ai cũng tích cực rèn luyện, nhào ra nước như những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp. Nhìn thấy các bạn bơi giỏi như vậy tôi ước ao mình được ra tới vực nước đó. Từ bờ bên này sang bên kia chỉ có một đoạn mấy mét thôi, mà cái bờ bên kia đối với tôi xa vời vợi, tôi còn chưa bơi ra được giữa hồ, mới tới gần độ sâu 1m50 thấy nước tới cổ là hoảng quá rồi. Ngồi suy nghĩ không biết bao giờ mình mới bơi ra được mép bờ bên đó. Mình phải biết tận dụng lực đẩy của nước như thế nào đây, tôi cảm thấy bí bách quá vì vẫn chưa hết sợ hãi mực nước đó. Mãi ngẩn ngơ quên mất cô em gái không thấy đâu cả, con bé này không biết bơi tới chỗ nào rồi mà không thấy nó bên cạnh mình. Nhìn quanh một hồi, từ đằng xa tôi nhìn thấy hai cánh tay ngoi lên khỏi mặt nước đang quẫy tay để bám vào thành bờ, hai cánh tay cứ đưa lên mà không sao đưa được người nổi lên. Nhìn kỹ hơn lần nữa. Trời ơi đó là em gái của mình, con bé đang ngộp nước , có hiện tượng sắp đuối nước, nó cần ai đó giúp, không thì chết mất, bất thần tôi đang định lao tới, thì phía bờ bên kia, anh cứu hộ đã nhìn thấy con bé sắp chết đuối, anh vội chạy tới ném phao cho nó. Nó hoảng hốt sặc nước ra từ miệng rồi nhanh chóng bám được vào chiếc phao và leo lên đó nằm sấp. Thật là một cảnh tượng hãi hùng, mọi người xung quanh đang hướng đôi mắt về phía người vừa thoát chết, những nét mặt biến chuyển khi anh cứu hộ chạy vội đến. Không thể tin được hình ảnh đó, ban đầu làm cho tôi hoảng hốt đến độ lao ra mà chưa biết làm sao thì may mà có anh cứu hộ nhanh chóng , nếu ở đó không có ai tôi không biết phải làm sao nếu chỉ có mình mình ở đó, có lẽ suy nghĩ này đến trước khi em tôi bị nạn, tôi đã hình dung mình sẽ phải làm những gì nếu điều đó xảy ra. Tôi đã nói với chính mình nếu điều đó xảy ra tôi nhất định phải cứu sinh mệnh đó dù người đó là ai, mặc kệ tất cả phải bám lấy họ níu họ lại, tôi không thể chịu được cảnh tượng hối tiếc. Chính trong những thời khắc đó, ý thức về sự đấu tranh sinh tồn diễn ra trong suy nghĩ, thôi thúc con người sống. Rồi tôi tự hỏi nếu như mình lâm vào cảnh tượng đó, cuộc sống đối với mình không còn ý nghĩa nữa thì liệu đó có phải là cơ hội cho mình kết liễu mình không. Ngay cả khi không còn tha thiết với cuộc sống nữa nỗi sợ hãi khi cái chết đến vẫn luôn vây lấy tôi, tôi không thể buông tay để đi được. Không hiểu là mình sợ chết hay thật sự niềm khao khát sinh tồn và ước vọng đối với cuộc đời này vẫn còn đối với mình… tHật là không hiểu được, khi đã quyết định vậy thì hãy làm đi sao còn lưng chừng thế chứ!............. Thầy dạy bơi đến khi em tôi đã vào bờ với tôi, ông ấy hỏi em gái tôi phát biểu cảm nghĩ thế nào khi vừa trải qua cảm giác đó, không biết phải nói gì nữa. Con h dường như quên mất mình đã hoảng hốt thế nào, tôi thấy em đã bình tĩnh trở lại, một niềm vui lóe lên trên gương mặt nó, nó vẫn kể tôi nghe về cảm giác bị chới với lúc đó, và muốn bám vào một cái gì đó, rồi niềm cầu mong tôi có thể giúp, nó lại trách tôi như thường lệ. Lúc đó có một em gái đang bơi ở rất gần nó, còn tôi thì ở mãi bờ bên kia, nó nói nó đã cố gắng kêu em gái kia giúp nhưng em kia tập trung bơi quá nên ko nhìn thấy nó đang kêu cứu may mà anh cứu hộ xông ra kịp thời, nó mới thoát nạn. Từ lúc đó nó không dám ra chỗ sâu hơn nữa, hai chị em chỉ bơi gần bờ. Không hiểu trời xui đất khiến thế nào hôm nay nó mới táo bạo bơi ra xa hơn tôi vậy mà đã xảy ra chuyện, hình như sự cố thích trêu đùa người ta khi thấy người ta cố gắng thì nó ghen tỵ hay sao ấy. Anh bạn cứu hộ đó tôi đã nhận ra ngay là người bên cạnh D, tôi đã gặp bạn đó vài lần khi nhóm sáu người tụi tôi đi chơi ở Gia Định và một lần nữa lúc trở D về phòng trọ. Trong nhóm ai cũng biết T, bạn trai của D , họ đến với nhau từ năm đầu tiên D mới đi học ở trường này, không biết lúc đó D đã quen năm người trong nhóm tôi chưa? Mối tình của họ khiến các bạn nữ trong nhóm ai cũng tấm tắc khen đôi trai tài gái sắc. Lúc nào cũng thấy cô bạn tôi rất vui vẻ, giống như tình yêu là nguồn động lực thúc đẩy bạn tôi học tập chăm chỉ hơn, siêng năng hơn, thật khiến người ta người mộ. Cả hai người đều cố gắng xây dựng tương lai tốt đẹp cho mình, chả thế mà hai bạn sống với nhau rất gắn bó suốt ba năm trời, mỗi lần nghe D kể về anh bạn đó, bạn ấy đều mỉm cười tươi. D chăm chỉ học tập, luôn đạt điểm khá cao trong lớp, không như những đôi yêu nhau khác hay bỏ bê việc học, có những hôm tôi thấy mắt bạn thâm quầng, hỏi ra mới biết D thức khuya học bài, đợt thi cuối cùng vừa rồi D thức học nhiều, và môn cuối cùng còn thức tới sáng. Thật là khâm phục bạn tôi có tình thần siêng học không ai địch bằng, thế là kết quả cũng trọn vẹn, những con điểm tròn vành vạnh, toàn là điểm cao nhất lớp, môn nào D cũng cao điểm trong kì thi cuối cùng. Cả tháng nay chắc là cô bạn đang tíu tít ngoài quê chưa vào nhưng mà mấy hôm trước biết tin điểm cao rồi chắc vui không ngủ được ấy….Gác lại suy nghĩ về đợt thi đó, tôi không chào hỏi T, mặc dù nhận ra bạn ấy, không biết tại sao, trong hoàn cảnh như thế lại không thể mở lời…..May mà bạn không nhận ra mình. Tôi đang suy nghĩ xem có nên kể cho D nghe chuyện hy hữu này không,,…dù thế nào chúng tôi cũng có những câu chuyện phiếm để kể. Bạn sẽ cảm thấy vui như thế nào khi tình cờ gặp lại những người quen trong thành phố này.??? Hồ có mái che, đó là cái hồ mà tôi đã phát hiện ra cũng trong lần tình cờ đi lạc qua cổng sau của trường NTH, tôi có cảm giác yêu thích cái hồ đó, bởi cảm giác được che chắn của cái mái che đó, tôi có thể an tâm là da mình sẽ không bị đen thêm nữa. Học bơi là một chuyện để lấp đầy khoảng trống này, nhưng tôi có mục đích mà chưa làm được , năm nào tôi cũng tập đi tập lại một động tác đến phát ngán, vậy mà tôi vẫn sợ nước, cảm giác không vượt qua được cái gì đó khiến người ta bực bội đến ngao ngán. Dù vậy hai chị em vẫn thích tập đi tập lại cái động tác ấy. Đến khi làn bơi phía chúng tôi không còn ai cả, các bạn khác đều đã lên bờ về nhà rồi, còn có hai chị em phía làn bơi cho nữ, vẫn muốn chinh phục dòng nước này. Tôi phát ghen tỵ lên khi thấy người khác làm được còn mình thì không. Tôi tiếp tục bơi. Làn bơi bên cạnh toàn là con trai. Người nào cũng vai u thịt bắp, trông ngưỡng mộ cái sức cường tránh của họ quá chừng. Người ta không thèm sợ cái dòng nước này tha hồ bơi sấp rồi tới bơi ngửa. Nhảy từ trên xuống, đối với các bạn nam này chả có gì khó khăn, đôi ba lần họ nhìn sang phía chị em tôi rồi không biết nói gì đó với nhau rồi lại tiếp tục đường bơi của mình. Tôi cũng tiếp tục bơi đường bơi của tôi…. Đến lúc cả hai phải lên rồi, loay hoay tới lui đã 11h 30, từ đằng sau cái dáng em mình bé bé, thon thon từ cổ xuống chân, tôi khen nó cũng giống người mẫu lắm, nó khoác cái áo khoác ngắn mẹ mua cho, đi tung tăng ra cửa đợi chị lấy xe. Khi dời được chiếc xe tới đường rồi, bóng cô em trong tiệm đồ tạp hóa, mấy chú gấu bông xinh xắn, nhìn thật thích mắt, em tôi trông như cô bé học sinh trung học mặc dù cái tuổi của nó là lớn hơn nhiều, nó coi cái bóp trong tiệm bà chủ đang giới thiệu vài món cho nó. Tôi biết con bé chả mua, nó chỉ toàn đi coi…. Hết đoạn đường tới triển lãm, hôm nay cái chỗ này đông đúc chưa từng thấy. Bên ngoài có rất nhiều xe con và taxi chắn hết lối đi. Em tôi tò mò chạy vào đấy xem, tôi đứng định đợi nó một lát nhưng mãi không thấy nó ra, nóng lòng tôi cũng gửi xe vào trong xem có gì hay ho không. Một sân khấu nhỏ, hôm qua chắc là ở đây mời ca sĩ về hát hò. Những gian hàng bóng lẫy, các cô tiếp tân đủ màu sắc quần lụa gấm hoa, những cô gái trong trang phục thái lan. Đây là triển lãm về hàng tiêu dùng Thái Lan. Họ mang sang đây biết bao nhiêu là món ngon. Đâu cũng thây toàn đồ ăn ngon, nước này nổi tiếng toàn thức ăn , các món ăn vặt mà tụi tui rất thích, cả người lớn lẫn trẻ con ai cũng thích thưởng thức những món ăn đó, uống loại nước uống vừa trà vừa sữa đó, rồi những món chè thập cẩm mà tôi thích nhất, tôi dạo quanh biết bao nhiêu hàng quán mà chỉ thích nhất là cái món này. Trong túi đã cạn kiệt tiền chỉ còn vài đồng tôi chỉ mua một ly chè mang về. Tôi còn muốn mua nhiều thứ lắm, nhưng không còn tiền nữa, phải để dành gửi xe. Cảm giác không có tiền thật là tội, muốn mua nhiều thứ mà chỉ có thể nhìn người ta mua. Các bạn khác có thể không tin, vì dù sao tôi cũng mang cái mác thành phố làm sao mà thiếu tiền đc, vậy mà nhiều khi tôi thấy mình bấm bụng không ăn uống gì cả chỉ để dành tiền gửi xe, hoặc đổ xăng, chỉ cần một lần tiêu hoang mua một đồ ăn thức uống gì đấy độ mười ngàn mà tôi có cảm giác mình bị phá sản. Nói đúng hơn tôi là người vô sản, một tầng lớp “ăn xin” của xã hội. Ngoài trông đợi vào số tiền ba mẹ cho được đồng nào hay đồng đó, chưa kể không biết lúc nào ba mẹ sẽ cho vì vậy vẫn phải tiết kiệm để tiền mà đi lại. Mấy lần đi làm thêm chẳng được bao nhiêu tiền mà còn tốn thềm tiền đi lại, phải xin thêm cha, mỗi lần như vậy phải gậm nhấm thêm nỗi bực dọc bị cha càm ràm. Bởi không thích nghe những lời càm ràm đó, nên tôi tránh xin cha mọi thứ, trừ phi quá bí bách, mà như vậy tôi cũng chả có tiền tiêu hoang, trừ một vài lần may mắn mẹ cho để dành được một ít, mua một vài thứ là hết cái vèo. Nhắc đến tiền bạc mà thấy nặng trĩu, nhìn dân ta đi mua sắm mà thấy người việt phần đa còn nghèo quá. Không chỉ nghèo là vì ít tiền, nếu không nói là không có mà còn vì nghèo cả suy nghĩ và nghèo trong cả lối cư xử văn hóa. Người ta hay nói nghèo từ trong trứng nghèo ra. Không hiểu câu nói đó có nghĩa gì. Không lẽ sinh ra trong gia đình nghèo thì không thể có lối cư xử của người giàu. Sống ở thành phố đông đúc như thế này dạy cho tất cả mọi người sự kiên nhẫn chờ đợi, tôi thì không thích chờ đợi. Tôi không thể đợi quá lâu, thà làm một việc khác hay ho hơn. Tôi bước qua đám người ngồi bệt dưới đất trông họ có vẻ như đã mất công đến đây từ rất sớm, tôi có thể hình dung được họ đã đi mòn gót chân như thế nào để bây giờ mỏi nhừ chân ngồi hẳn xuống đất, có người ăn hỳ hục một bát mỳ, mua ngay ăn ngay lun. Cảm giác ăn trước đám đông có vẻ thường dân quá,hình ảnh đó không đẹp mắt, dù người ta cũng công nhận như vậy là tự nhiên, tôi hơi tự tôn nên không thích hình ảnh này chút nào, dù vậy sự mộc mạc chân quê vẫn không dấu được trong hình dạng của những con người thành thị bởi chúng ta vốn xuất phát từ dân tộc làm nông mà, không thể nào có toàn hình thái quý phái sang trọng như dân tộc âu mỹ, dù cho ai đó có khoác lên mình bộ cánh lộng lẫy kiêu sa tới mức nào, tôi vẫn thấy cái lớp dân quê óng ánh trên người họ. Một vẻ đẹp tiềm ẩn truyền thống. Mà cho dù không đẹp nhưng chúng ta cũng khó mà phủ nhận nó có sự biến hóa riêng. Tôi xem người ta tỉa một quả dưa hấu, rất đẹp mắt, quả dưa hấu được tỉa tót thành những cánh hoa nhỏ vân lên cái màu đỏ của ruột dưa hấu. Người đàn ông có bàn tay vàng ấy đã làm cho từng đường nét trên quả dưa trông hoàn hảo đến không ngờ. Tôi quan sát những đường nét này xem có phát hiện ra điều gì đặc biệt không, rồi suy nghĩ điều đặc biệt có thể là ở đôi bàn tay khéo léo này. Tôi chăm chú nhìn đôi bàn tay của anh đưa đi đưa lại trên bề mặt của quả dưa. Thật như một họa sỹ vẽ tranh. Các bạn nữ túm tụm nhau nhụp hình quay phim lại. Tôi cũng thấy ngưỡng mộ tài hoa của anh chàng. Anh ta còn rất trẻ, đôi bàn tay rắn rỏi làm cho người ta có cảm giác rất yên tâm cho quả dưa hấu ấy sẽ được tỉa tót đẹp. Tôi cảm thấy xấu hổ bởi vì mình không biết làm những món ngon như vậy huống hồ là kiên nhẫn tỉa từng đường nét trên quả dưa ấy. Ai đó làm được việc gì đó mà mình thấy mình không thể làm hoặc không làm được thường là người ta hay ngưỡng mộ những người tài giỏi như thế. Nếu như bạn ngưỡng mộ ai đó như một thần tượng âm nhạc chẳng hạn thì bạn sẽ biết cảm giác lúc này của tôi cũng vậy. Anh chàng đó có thể nói là thần tượng của tôi. Giờ đây, có lẽ anh ta không biết điều đó, hoặc không hình dung được ai đó thần tượng mình chỉ vì tài nghệ đó, nhưng mà tôi cảm thấy khoảng cách giữa mình và thần tượng rất xa. Có lẽ khi tôi quay đi bước đi ra khỏi gian hàng đó, tôi sẽ chẳng bao giờ quay trở lại và cũng không cố gắng tiếp xúc với anh ấy, nhưng mà dù sao tôi đã có thần tượng của riêng mình. Tôi sẽ thử một vài lần mong chờ được gặp thần tượng trong trí tưởng tượng. Như thế cũng đủ vui. Tôi lại quay đi đến các gian hàng khác, tìm những thức mới lạ. Mùi đồ ăn thơm ngon bốc lên. Thật muốn dừng chân để thưởng thức. Nhưng mà vẫn nhớ mình không có tiền. Đi tham quan cũng được đâu nhất nhiết phải mua hết mấy thứ đồ đó. Đến đoạn cuối của dãy phòng những gian hàng, ánh mắt tôi dừng lại khi nhìn thấy người phụ nữ tóc bạc trắng, áo bà ba trắng và chiếc quần đen, rất quen thuộc, tiến lại gần hơn, thì ra đó là cô Sương, cô giáo dạy tôi môn ngôn ngữ kí hiệu. Cô không nói được, cô rất vui mừng khi thấy tôi nhận ra cô. Cô giáo nói cô làm việc cho người ta ngồi ở đó để trông hàng, tôi hỏi han cô rất nhiều , cô không mang theo máy hỗ trợ khiếm âm nên nói tôi không nghe được, cô phải dùng đến tay để nói chuyện với tôi, nhưng thuật ngôn ngữ của tôi không học đến nơi đến chốn nên không hiểu hết chỉ hiểu đại khái cô muốn nói gì, cô phải thì thầm vào tai tôi. Khuôn mặt cô vẫn rạng rỡ mỗi khi được nói chuyện với ai đó, rồi cô bảo tôi đi tham quan triển lãm. Tôi không phiền cô nữa,từ biệt cô rồi rảo bước đi, mà lòng còn muốn đứng lại nói chuyện với cô thêm nữa, nhất định sẽ có một ngày tôi đến cô để học lại thổ ngữ. Tôi đã bước ra xa cô, biết cô đang đứng dõi theo mình nhưng tôi không dám quay đầu lại. Cảm giác đó không quen khiến tôi sẽ muốn làm gì đó, hay sợ bản thân mình hành động điên rồ. Thật kì lạ tôi vẫn biết cô nhìn theo, cho đến khi biết cô không còn đứng ở cửa để nhìn theo nữa tôi mới quay đầu lại nhìn về phía cánh cửa đó, để chắc rằng linh cảm của mình là đúng. Sau đó tôi lại rảo bước đến những gian hàng khác. Mùi đồ ăn thơm phức, ở triển lãm mà đồ ăn còn mắc hơn bên ngoài mấy ngàn, thầm nghĩ đến diện mạo của một đất nước Thái Lan và con người ở đó chắc hẳn rất nổi tiếng về các dịch vụ ăn uống, toàn những món đã được đưa sang nước ta từ lâu, như món chè thái mà tôi cũng thích, còn nhiều loại thập cẩm đủ vị khác nữa. Tôi dạo thêm mấy lượt cũng không thấy con em mình đâu cả, nghĩ nó chắc không tìm được mình trong đám đông thì cũng về rồi. Ra khỏi cánh cổng triển lãm mà tôi cứ bộp chộp nửa muốn quay lại mua thêm món gì đó ăn cho hai con em, nhưng rốt cuộc không quay lại. Lại trở về nhà tiếp tục những giờ còn lại của một ngày. Cuộc sống dường như đang rối lên trong đầu tôi, nhưng vẻ bề ngoài của nó thì hết sức tĩnh lặng. Tôi lại có một khao khát cũng đã xuất phát từ mấy năm rồi, mỗi một lần kết thúc một cấp học nào đó, tôi lại cho mình lời hứa hẹn mới khi bắt đầu một cái gì đó mới, nhưng rồi khi kết thúc mọi thứ nhìn lại tôi mới thấy sự đeo bám của cái chán nản và tuyệt vọng vẫn luôn ngự trị trong con người mình, phải làm gì để yêu cuộc sống của mình đây. Tôi đã hứa quá nhiều mà rồi lại làm cho chính mình phải tuyệt vọng. Tôi lại tự hỏi mình “liệu cuộc sống của mình có còn giá trị đáng để mình tiếp tục sống”. Câu đó thật ngớ ngẩn nếu đem lên cân đo với những số phận hoàn cảnh của những con người khác. Hình ảnh cô giáo tóc bạc phơ, gần như đi hết cuộc đời không thể có một gia đình trọn vẹn, không có được những niềm vui như người ta, vậy mà điều gì trong cô vẫn sống để chưa bao giờ hết yêu cuộc đời này. Có một lực đẩy nào đó tồn tại trong con người ta mà tôi chưa thấy. Cô giáo Sương như một ngọn đuốc sáng mãi , lấp ló đâu đó trước mắt tôi, tôi thấy mình thật đớn hèn, tôi không xua tan được những suy nghĩ tiêu cực. Thực ra lực đẩy nào mới có thể khiến tôi đi tiếp đây???? Làm chủ dòng chảy cuộc sống để nó xuôi theo ý muốn của mình hay là để nó xô mình theo những dòng chảy khác. 
XIN HÃY BÌNH TÂM ĐỪNG ĐỂ CON SÓNG TRONG LÒNG CUỐN TA ĐI….
 
Lan Phong
 
 
 


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét